Tranexamic Acid (TXA) – CHẤT VÀNG MỚI TRONG NGÀNH MỸ PHẨM

Hôm trước, khi Chun đang học về việc cầm máu trong cấp cứu, thầy giáo nhắc đến 1 loại thuốc vô cùng quan trọng vì có tác dụng rất nhanh là Transamin. Bên cạnh tác dụng cầm máu chậm của Vitamin K thì Transamin có tác dụng nhanh hơn nhiều lần (chỉ 1-2 tiếng sau khi dùng)

Ngồi tìm hiểu về loại thuốc này, mình thấy nó lại liên quan không hề nhẹ với skincare nên lập tức phải viết bài mới cho blog 😛

Khi mà chúng ta đã quá quen với những thành phần key trong mỹ phẩm hiện nay. Những chất mà ai ai cũng có thể kể vach vách về tên gọi và tác dụng của nó, với bề dày ứng dụng cao trong ngành mỹ phẩm (Retinol, niacinamide, ahas, bha, kojie acid, hydroquinone …)

Thì mỗi ngày, luôn luôn có những thành phần mới được phát hiện. Không phải bởi bây giờ người ta mới tìm ra nó, mà bởi đến giờ khoa học mới phát hiện ra những tác dụng “bên lề” của chất đó lại có những tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc da. Nó dần được công nhận bởi càng ngày càng có nhiều nghiên cứu được công bố chứng minh về tác dụng và tính an toàn.

I. Tranexamic Acid (TXA) LÀ GÌ ?

TXA Công thức hóa học C8H15NO2

Tranexamic acid là một loại thuốc thuộc họ kháng sinh nằm trong “Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới”.

Nó được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa mất máu quá nhiều từ chấn thương lớn, xuất huyết sau sinh, phẫu thuật tim, cột sống, nhổ răng, chảy máu cam và kinh nguyệt nặng. Tác dụng phụ hiếm gặp và có thể được kê cho phụ nữ có thai.

Được phát hiện vào năm 1962, sau gần 2 thập kỷ sử dụng rộng rãi. Năm 1979, các bác sĩ đã vô tình phát hiện ra các phụ nữ Nhật Bản sau khi sử dụng Tranexamic Acid đã có cải thiện đáng kể các vết nám trên mặt đối xứng hai bên má của khuôn mặt (Thông tin này Chun đọc được trên một báo cáo nghiên cứu y tế từ cách đây 2 tuần mà không hiểu sao hôm nay không tìm được nguồn để trích dẫn cho các bạn)

II. Cơ chế tác dụng

Tranexamic acid ngăn chặn sự kích hoạt do tia UV của các tế bào hắc tố melanocyte nằm trong lớp tế bào đáy của da, ngăn cho chúng giải phóng các túi chứa melanin lên bề mặt da.

Tranexamic acid có thể là phương pháp điều trị duy nhất đã được biết đến hoạt động theo cơ chế này. Nó không chỉ làm giảm sự phát triển của nám mà còn làm giảm khả năng tái phát sau các phương pháp điều trị khác.

III Ứng dụng

Đây là tổng hợp của Chun, nếu muốn sử dụng Traxenamic Acid, các bạn hãy sử dụng dược mỹ phẩm có chứa Traxenamic Acid dưới dạng bôi không bán theo đơn. Mọi hình thức sử dụng khác cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thực hiện bởi chuyên gia thẩm mỹ

1. Traxenamic Acid 3% dạng bôi 2 lần một ngày trong 12 tuần được chứng minh làm giảm nám da tương đương sử dụng hydroquinone 3% kết hợp 0.01% Dexamethasone ( tiêu chuẩn vàng điều trị nám) với tác dụng phụ ít hơn.

Nghiên cứu của Đại học Khoa học Y khoa Isfahan, Isfahan, Iran

2. Traxenamic Acid 4mg/ml tiêm vi điểm mỗi 3 tuần liên tục trong 12 tuần cho thấy có hiệu quả trong việc điều trị nám với sự hài lòng của bệnh nhân.

Nghiên cứu của Khoa Da liễu, Venereology, Leprosy, AJ Viện Khoa Học Y Tế, Mangalore, Karnataka, Ấn Độ

3. Traxenamic Acid liều uống 250-500mg hai lần mỗi ngày cho kết quả điều trị nám trông thấy trong ít nhất từ 4-8 tuần

Nhiều nghiên cứu

4. Traxenamic Acid lăn kim vi điểm cho hiệu quả điều trị tương đương các phương pháp khác

Nhiều nghiên cứu

Kết luận: Traxenamic Acid cho kết quả điều trị nám, làm sáng và đều màu da dưới dạng bôi, tiêm, uống sau ít nhất 4 -12 tuần.

IV CÁC SẢN PHẨM CHỨA TRAXENAMIC AICD

Danh sách các sản phẩm chứa Traxenamic Acid

Skinceuticals discoloration defence

– Thuốc Transamin 250-500mg

– Viên uống Transino Nhật Bản (750-1000mg Tranexamic Acid)

Trong tương lai, hứa hẹn sẽ có nhiều hãng mỹ phẩm thêm Traxenamic vào sản phẩm chăm sóc da của mình.

V TỔNG KẾT

Traxenamic Acid là một chất nổi bật trong vai trò các chất làm sáng da, đều màu da và điều trị thâm nám.

Mặc dù liều điều trị dạng uống của Traxenamic Acid cho vấn đề sắc tố da là thấp hơn nhiều so với liều điều trị đông máu. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải lưu ý rằng, nó là một loại thuốc can thiệp vào quá trình đông máu và có tác dụng phụ là gây tắc mạch bởi những cục máu đông.

Điều đáng lo ngại là trong nhiều sản phẩm “thực phẩm chức năng” hay “viên uống làm đẹp” “viên uống trị nám làm trắng da” thì thành phần này lại là một loại “thuốc” ẩn mình khiến người dùng dễ nhầm lẫn khi sử dụng mà không có sự thận trọng. Mọi nhu cầu sử dụng thuốc (tranexamic acid) đều cần hỏi ý kiến bác sỹ.

Trong một báo cáo mới nhất của Whitney J. Palmer Đăng trên Thời báo da liễu có đề cập đến tỷ lệ tái phát sau điều trị nám bằng Tranexamic Acid trong bốn tháng với liều 500mg một ngày. Tại thời điểm kết thúc điều trị sau 7 tháng có

27.2% bệnh nhân tái phát

7.1% bệnh nhân đau đầu, đầy hơi

1/561 bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch

=> Hãy cân nhắc khi uống bất cứ loại thực phẩm chức năng nào các bạn nhé

Ở dạng bôi, cũng như nhiều chất khác có tác dụng mạnh đối với da, Traxenamic Acid cũng có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ hay da nhạy cảm. Khi sử dụng có thể kết hợp một cách thân thiện với các thành phần khác để tăng tác dụng làm sáng da như Vitamin C. Tuy nhiên luôn luôn phải sử dụng kem chống nắng phổ rộng trong mọi điều kiện thời tiết khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Chúc các bạn có một làn da khoẻ và đẹp !

 

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s