Có nên kết hợp Dược mỹ phẩm và Mỹ phẩm thông thường?

Chào mọi người, Chun lại quay trở lại với một bài viết mới. Một đề tài đáng ra cần đi sâu từ lâu nhưng Chun lại vô tình để quên mất vậy đó.

Có rất nhiều người hỏi Chun một câu hỏi rằng, tại sao dùng sản phẩm này thì không được dùng sản phẩm kia, mình chỉ muốn bổ sung Retinol vào quy trình mà không đổi các sản phẩm dưỡng da khác như Toner, Kem Dưỡng, Serum thì có được hay không ?

Chun xin nhắc lại 2 bài mình đã từng viết trước đây

  1. BẠN CHỜ ĐỢI GÌ Ở MỘT LỌ TONER ? BẠN CHỜ ĐỢI GÌ Ở MỘT SẢN PHẨM SKINCARE
  2. Skincare Chuyên nghiệp và Thông thường khác nhau như thế nào ?

Tóm tắt lại rằng các sản phẩm Skincare được thiết kế để có hiệu quả sẽ có các tiêu chuẩn riêngchúng ta cần cân nhắc nhiều tiêu chí nhỏ để quyết định có nên apply một sản phẩm skincare lên làn da hay không.

Chun thì dùng nhiều sản phẩm thật nhưng Chun không dùng linh tinh đâu 😎

A. Các giai đoạn nóng cần đặc biệt quan tâm đến sản phẩm Skincare

Nói một cách cơ bản thì chúng ta cần quan tâm đến thành phần của các sản phẩm skincare trong suốt cuộc đời mình. Mỗi một sản phẩm skincare tốt hay không tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ làn da trong lâu dài mà chúng ta sẽ ít khi thấy tác hại đó tới sớm trong một đêm. Tuy nhiên với Chun, mình có lập luận và những quan điểm riêng về các tiêu chí này trong đó có cả sự linh hoạt mà chúng ta cần quan tâm hay ít quan tâm qua từng giai đoạn khác nhau.

Đầu tiên hãy phân biệt các dòng sản phẩm dùng trong y khoa hay các sản phẩm dược mỹ phẩm thông thường. Chúng ta đều biết rằng, các sản phẩm để kết hợp trong các quy trình xâm lấn như lăn kim, phi kim hay tiêm vi điểm cần có sự vô trùng tuyệt đối, không màu không mùi, không có những chất bảo quản gây hại …

Mặc dù việc sử dụng skincare hàng ngày không cần đến một tiêu chuẩn cao như vậy. Tuy nhiên nếu có thể thì hãy áp dụng các tiêu chuẩn đó vào lựa chọn các sản phẩm skincare hàng ngày. Bởi trong rất nhiều giai đoạn khi chăm sóc da và sử dụng các sản phẩm mạnh như Tretinoin/AHA, sẽ làm lớp sừng chết trên da mỏng đi đáng kể và hấp thu sản phẩm thoa ngoài da một cách mạnh mẽ. Các thành phần tốt cũng như các thành phần không tốt lúc này đều hấp thu rất mạnh vào da. Chính vì vậy thay vì đợi tới lúc bong tróc mới sử dụng các sản phẩm có tiêu chuẩn cao, chúng ta hãy chọn sản phẩm tiêu chuẩn cao từ đầu.

Vậy nên các giai đoạn đặt biệt quan trọng để xem xét về thành phần của các sản phẩm skincare:

  • Trước khi thực hiện một treatment ( laser hay một thủ tục xâm lấn…) vì đây là giai đoạn khá nhạy cảm. Việc chuẩn bị một làn da khoẻ mạnh có những tác dụng lớn tới kết quả của thủ thuật.
  • Sau khi thực hiện một treatment vì việc chăm sóc da sau khi thực hiện thủ thuật có liên quan đến khả năng hiệu quả của thủ thuật cũng như duy trì hiệu quả đó, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết Peel da hoá học hay Sử dụng mỹ phẩm ?
  • Trong quá trình sử dụng các chất có tính chất làm mềm mỏng lớp sừng bề mặt và tăng tính hấp thu của các sản phẩm thoa lên da như AHA – Retinol – các loại acid hay enzyme có tác dụng tẩy tế bào chết. Nếu bạn sử dụng 1 sản phẩm có thành phần tốt thì da của bạn sẽ hấp thu và đem lại kết quả tốt, tuy nhiên nếu có các thành phần gây hại thì việc các thành phần đó xâm nhập vào da và trả lại kết quả là một làn da nhạy cảm thậm chí có thể có rất nhiều vấn đề.

B. Tiêu chí của Chun về các sản phẩm

  1. Tiêu chí cơ bản, dễ nhận biết ngay cả khi không có bảng thành phần:
  • Không mùi hương (mặc dù các sp chứa vitamin C hay một số sản phẩm chứa chiết xuất thực vật thường có mùi hương tự nhiên của sản phẩm khá dễ chịu nhưng mùi hương tự nhiên đó khác với việc thêm hương liệu vào sản phẩm)
  • Không chứa cồn khô (mặc dù cồn khô có một vài ứng dụng khá tốt khiến hoạt chất thẩm thấu sâu hơn vào da, tuy nhiên việc sử dụng thành phần này lâu dài theo Chun là không nên)
  • Không quá dầu nhờn/ ẩm (thường là các sản phẩm chứa oil hay các chất khoá ẩm như lanolin hay có sản phẩm có gốc dầu khoáng petroleum jelly)
  • Không gây khô da vì quá kiềm như các sản phẩm làm sạch da đem lại cảm giác quá sạch mọi dầu nhờn dư thừa trên da (mặc dù điều này là tốt trong giai đoạn điều trị bởi việc một làn da sạch dầu dư thừa sẽ dễ dàng hấp thu các sản phẩm điều trị dạng kem, tuy nhiên không nên sử dụng lâu dài)

2. Tiêu chí về các thành phần gây hại có lưu ý:

Một số thành phần có thể gây nhạy cảm da nên tránh:

  • Eugenol ( Dầu đinh hương),
  • Lomonene ( dầu cam chanh),
  • Thimerosal ( thuỷ ngân),
  • Quatemium 15 ( theo Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, hàm lượng tối đa cho phép sử dụng là 0,2%),
  • Cinnamic alcohol (cồn quế),
  • Bergamot ( loại cam tạo mùi hương trà Earl Greay Chun mê, nhưng trong skincare thì không nên :P)
  • Formadehyde
  • Lavender Oil
  • Ylang Ylang Oil (dầu hoàng lan)
  • Methylisothiazolinone ( Chất bảo quản hiện Việt Nam đã cấm dùng trong skincare)
  • Eugenol ( dầu đinh hương)
  • Benzoic Acid
  • Benzyl Alcohol
  • Bronopol
  • BHT ( chất này thường thấy trong các tuýp Tretinoin)
  • Chlorhexidine digluconate ( chất này thường thấy trong dung dịch sát khuẩn súc họng hay sát khuẩn tay nhanh mùa Covid-19)
  • Lyral (chất tạo mùi hương hoa)

C. KẾT LUẬN

Tổng kết lại thì các thành phần nên tránh thì nên tránh, tuy nhiên cũng có những hướng dẫn cho thấy nếu dùng ở mức độ vừa phải (thường các thành phần này sẽ nằm cuối cùng của bảng thành phần). Chắc chắn không có chất bảo quản, chống vi khuẩn, chống mốc, chống vón, tá dược… thì sẽ không thể có một sản phẩm ổn định. Một số chất vẫn cần xuất hiện để chúng ta có một sản phẩm skincare ổn định và hoạt động tốt.

Đến cuối cùng thì Chun vẫn nhấn mạnh về việc mình rất ghét cồn khô và hương liệu trong mỹ phẩm (bản thân Chun cũng có những trải nghiệm không tốt về vấn đề này khi sử dụng Retinol cùng các serum/ toner chứa cồn lâu dài thì vấn đề sẽ rất tệ đó các bạn) có lẽ các thương hiệu skincare đáp ứng được việc tránh 2 thành phần này thì thường sẽ đáp ứng được hầu hết các yêu cầu cơ bản cho một sản phẩm lành tính mà đó cũng là lý do Chun thích làm bạn với các sản phẩm dược mỹ phẩm 😛

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s